HOTLINE: 0918102524

Sử dụng TT 133 hay TT 200 ?

 

 

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu :

 

1) Chế độ kế toán là gì ?

Theo quy định tại Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán do nhà nước ban hành

 

Hiện có 02 chế độ chính :

●  Chế độ KT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Ban hành ngày 22/12/2014 áp dụng cho các DN lớn

●  Chế độ KT theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016  áp dụng cho các DN vừa và nhỏ

 

2) Sự khác nhau giữa Thông tư 200 và Thông tư 133 ?

Nói một cách đơn giản là  Thông tư 200 dùng cho DN lớn nên Hệ thống Tài khoản kế toán, Mẫu biểu kế toán, các loại Báo cáo phải thực hiện nhiều hơn, chi tiết hơn so với Thông tư 133 (nghĩa là DN nhỏ thì hệ thống sổ sách kế toán, các loại báo cáo được làm đơn giản hơn DN lớn) 

 

Vd 1 : Theo Thông tư 200 thì TK Chi phí bán hàng là TK 641 được chia ra nhiều TK chi tiết như 6411; 6412 … 6418 trong khi Theo Thông tư 133 thì TK Chi phí bán hàng chỉ có một TK duy nhất là TK 6421 (không chia chi tiết)

 

Vd 2 : Theo Thông tư 200 thì TK Chi phí Quản lý DN là TK 642 được chia ra nhiều TK chi tiết như 6421; 6422 … 6428 trong khi Theo Thông tư 133 thì TK Chi phí Quản lý DN chỉ có một TK duy nhất là TK 6422 (không chia chi tiết)

 

Vd 3 : Theo Thông tư 200 thì có sử dụng TK 621 : chi phí Nguyên vật liệu; TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp ; TK 627 : chi phí SX chung đây là các TK dùng để tập hợp chi phí tính giá thành, và cuối tháng kết chuyển các TK này qua TK 154 để tính giá thành trong khi nếu các bạn sử dụng theo Thông tư 133 thì thông tư này không có sử dụng các TK 621 – 622 – 627, do đó khi phát sinh các chi phí tính giá thành, thì kế toán đưa thẳng hết các chi phí vào TK 154, dẫn đến việc khi nhìn vào Bảng Cân đối số phát sinh sẽ không biết được Chi phí NVL – Chi phí chi phí nhân công trực tiếp – Chi phí SX là bao nhiêu do tất cả đều đưa vào TK 154

 

+ Như vậy khi áp dụng theo TT 133, tuy là rút ít lại TK kế toán nhưng nó cũng có hạn chế là không thấy được chi tiết của một số TK chi phí

 

+ Các mẫu Báo cáo tài chính theo TT 133 thì các chỉ tiêu rút gọn hơn so với TT 200 và riêng Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ thì Cty nào áp dụng theo TT 133 thì không cần làm

Khi DN áp dụng theo Thông tư nào thì sử dụng Bảng danh mục của Thông tư đó để áp dụng (phần lớn danh mục 02 thông tư này hoàn toàn như nhau)

 

►  Các DN vừa và nhỏ nên áp dụng Thông tư nào ?

Theo qui định thì các DN vừa và nhỏ thì áp dụng theo Thông tư 133, nhưng nếu muốn sử dụng Thông tư 200 thì vẫn được (căn cứ theo Điều 3 thông tư 133/2016/TT-BTC). Như vậy Các DN vừa và nhỏ cũng nên áp dụng Chế độ KT theo Thông tư 200 vì chúng ta được sử dụng tất cả các tài khoản trong Hệ thống Danh mục tài khoản đầy đủ nhất

 

3) Căn cứ để xác định qui mô DN vừa và nhỏ

* Căn cứ Điều 6 , Nghị định 39/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ 11/03/2018 qui mô DN được quy định như sau :

 

 

+ Đối với các DN mới hoạt động thì căn cứ vốn đăng ký trên giấy phép kinh doanh để xác định qui mô DN (xem vốn góp là bao nhiêu và đối chiếu với cột Tổng Nguồn vốn ở Bảng trên)

 

4) Có cần thông báo với cơ quan thuế khi muốn thay đổi chế độ KT đang áp dụng ?

- Các DN được phép thay đổi chế độ KT đang áp dụng, ví dụ Cty bạn đang áp dụng chế độ KT theo TT 200, nhưng xét lại thấy Cty mình thuộc DN vừa và nhỏ nên muốn áp dụng theo TT 133 thì Cty bạn phải áp dụng chế độ KT theo TT 200 cho hết năm tài chính, sau đó phải làm công văn gởi cơ quan thuế xin áp dụng theo TT 133 cho năm tài chính sau. Như vậy trong một năm tài chính phải nhất quán sử dụng một chế độ KT

- Các DN đang sử dụng TT 133, nhưng do thay đổi qui mô Cty trở thành Cty lớn thì vẫn áp dụng TT 133 cho hết năm tài chính, sau đó làm công văn gởi cơ quan thuế xin áp dụng làm kế toán theo TT 200

 

_______________________

CÔNG TY KẾ TOÁN THANH TRÍ

 

 

 


Tin tức liên quan